Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

Giới hành niệm Hơi Thở Vô, Hơi Thở Ra

Giới hành niệm Hơi Thở Vô, Hơi Thở Ra như: nói, nín, tiếp giao với mọi người, v.v... đều nương vào Hơi Thở Tĩnh Giác mà tiếp giao, nhớ đừng bao giờ quên Hơi Thở, như vậy được gọi là Chánh Tư Duy. Trước khi thực hiện làm cho sung mãn Giới hành niệm Hơi Thở Vô, Hơi Thở Ra này thì phải tập an trú tâm trọn vẹn trong Hơi Thở.

An trú tâm trọn vẹn trong Hơi Thở tức là biết Hơi Thở Vô, Hơi Thở Ra một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, thoải mái, an lạc, đó là làm cho tràn đầy sung túc, dư thừa, không thiếu về niệm Hơi Thở. Giới hành niệm Hơi Thở Vô, Hơi Thở Ra tu tập an trú tâm trong Hơi Thở Vô, Hơi Thở Ra phải biết rất rõ ràng, không được để quên, để mất, để mờ mịt Hơi Thở vô ra.

Vì tâm chúng ta hay quên (vô kí) nên phải dùng pháp tác ý dẫn tâm tỉnh giác mãi mãi, làm cho tâm sáng suốt thấy biết rất rõ ràng từng Hơi Thở vô, ra. An trú được tâm trong Hơi Thở là đạt được căn bản về phương pháp tu Định Niệm Hơi Thở. Để thực hiện Giới hành niệm Hơi Thở này trước tiên chúng ta tìm nơi vắng vẻ, yên tịnh, rồi tập ngồi kiết già lưng thẳng; sau khi tập ngồi kiết già lưng thẳng được, có nghĩa là ngồi tréo chân mà không thấy khó chịu, hoặc đau hoặc tê chân chừng nửa tiếng đồng hồ, mới đặt niệm Hơi Thở Vô, Hơi Thở Ra trước mặt và tác ý như sau: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra.

Khi tác ý xong câu này ta truyền lệnh: “Hít”, truyền lệnh xong ta mới hít vô, tỉnh giác rất kĩ theo Hơi Thở vô. Sau khi Hơi Thở vô hết ta truyền lệnh “Thở”, khi truyền lệnh xong ta mới thở ra và phải sáng suốt tỉnh giác theo Hơi Thở ra.

Cứ như vậy mà tu tập 1 phút. Nếu tu tập 1 phút sức tỉnh giác rất tốt không quên Hơi Thở nào, có nghĩa là trong một phút không bao giờ ta quên Hơi Thở, mà cũng có nghĩa là trong một phút không có một niệm vọng tưởng nào xen vào được.

Nếu một phút tu tập tốt, ta tăng lên 2 phút, rồi 3 phút, rồi 4, 5 phút. Sau khi đạt được 5 phút rất tỉnh giác Hơi Thở ra vô, ta tăng 6, 7, 8, 9, 10 phút. Sau khi tăng lên 10 phút ta xét xem lại toàn bộ cơ thể có xảy ra trạng thái gì không.

Trong giới hành về niệm hơi thở vô, hơi thở ra có 19 đề mục tu tập. 19 đề mục Định Niệm Hơi Thở được chia ra làm hai phần: a- 7 đề mục đầu nhiếp tâm và an trú tâm. b- 12 đề mục sau đẩy lùi các ác pháp.

br>là những lời dạy về Phạm hạnh, những lời dạy về Hành Động Đạo Đức, thường thể hiện qua giới hành niệm Hơi Thở Vô, Hơi Thở Ra như: nói, nín, tiếp giao với mọi người, v.v... đều nương vào Hơi Thở Tĩnh Giác mà tiếp giao, nhớ đừng bao giờ quên Hơi Thở, như vậy được gọi là Chánh Tư Duy hay Chánh nghiệp.

Gợi ý